Làng văn hoá Việt – Nhật
Nội dung chính
- 1 Làng văn hoá Việt – Nhật
- 2 Các loại vải may áo dài của Thái Tuấn:
- 2.1 – Vải áo dài học sinh Lencii: Vải Lencii cũng có độ rũ, mềm mại, co giãn và hút ẩm giúp cho các em nữ sinh thoải mái trong những giờ học. Đặc biệt với tính năng vượt trội kháng khuẩn bảo vệ sức khoẻ giúp ức chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hạn chế mùi khi mặc và khi chậm giặt.
- 2.2 – Vải gấm (vải dệt hoa văn): Là loại vải với các hoạ tiết được dệt nổi trên bề mặt vải, Vải gấm Thái Tuấn đa dạng chủng loại, đa dạng họa tiết với nhiều sắc độ màu sắc khác nhau từ 1 sắc màu đến 5 sắc màu trên cùng 1 sản phẩm, mang đến sự nổi bật và ấn tượng cho người mặc. Vải luôn có độ co giãn nhẹ, ít nhăn giúp cho chiếc áo dài thêm thướt tha và tôn dáng.
- 2.3 – Vải trơn Thái Tuấn: chất liệu vải trơn mềm, rũ nhẹ, mang lại nét đẹp dịu dàng và thanh lịch. Co giãn hút ẩm, đa dạng màu sắc là sự lựa chọn hàng đầu để may áo dài, vừa nhẹ nhàng mà lại không kém phần tinh tế.
- 2.4 – Vải in digital với công nghệ in digital cao cấp giúp tạo ra những họa tiết sắc nét và sống động. Đây là công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế và rất thịnh hành trên thị trường thời trang trong những năm gần đây.
- 2.5 – Vải lụa Tơ Tằm: được làm từ sợi tơ tằm thiên nhiên, Vải tơ tằm luôn đem lại cảm giác mềm mát, nhẹ nhàng. Đây là chất liệu được yêu thích khi may áo dài bởi sự thoải mái của chất liệu, sự óng ánh của bề mặt vải và sự sang trọng thời thượng cho người mặc.
- 2.6 – Vải Thái Tuấn cao cấp (Thái Tuấn Premium) là chất liệu vải cao cấp được Thái Tuấn kết hợp từ nhiều công nghệ khác nhau như: dệt + in + đính đá hay handmade (thêu, vẽ) kết hợp tính năng kháng khuẩn và hương thơm với phiên bản giới hạn.
- 2.7 Với nhiều dự án đã và đang trong giai đoạn sắp vận hành trong thời gian tới, Thái Tuấn sẽ tiếp tục chinh phục và khám phá nhiều lĩnh vực mới khác trong thị trường thời trang không chỉ tại Việt Nam mà còn từng bước vươn ra thế giới trong 1 tương lai gần.
- 2.8 Biệt thự kiến trúc Nhật Bản tại khu đô thị Waterpoint
NAM LONG KHÁNH THÀNH LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT – NHẬT: BIỂU TƯỢNG HỢP TÁC BỀN CHẶT GIỮA 2 QUỐC GIA TẠI KHU ĐÔ THỊ TÍCH HỢP WATERPOINT
Khi đến tham quan Làng văn hoá Việt – Nhật thì khách hàng sẽ thấy được những nét văn hóa của 2 đất nước và nhiều công trình mang tính biểu tượng…
Giao lưu văn hóa Việt – Nhật | Lịch sử Áo dài Việt Nam | 1.ÁO DÀI TỨ THÂN – Từ thế kỉ XVII
Thời này do khổ vải dệt chỉ từ 35 – 40 cm, nên thân áo trước là hai tà tách riêng, thân áo sau được khâu ghép lại thành một đường dài gọi là sống áo nên gọi là áo tứ thân. Áo tứ thân được may màu vải nâu, không có khuy cài, thả dài xuống hoặc được cột gọn khi làm việc đồng áng, buôn bán. Bên trong mặc chiếc yếm có màu đậm dành cho phụ nữ đứng tuổi hay màu trắng, màu thắm đỏ hoa đào dành cho các cô gái trẻ. Dải lụa dài màu xanh thắt giữa áo với cạp váy đen. Ngày nay, áo dài tứ thân chỉ thường được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống. 2.ÁO DÀI NGŨ (NĂM) THÂN Áo dài ngũ thân xuất hiện từ năm 1774, sau cuộc cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo gồm năm thân vải được may nối lại với nhau theo chiều dọc tạo thành hai thân trước và sau kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ năm (thân con) nằm trong về phía bên phải áo tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc (khuy) cài áo làm bằng kim loại, ngọc, gỗ… thể hiện đạo lý làm người của người Việt Nam là nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. Có 2 loại là áo ngũ thân tay hẹp (hay còn gọi là áo tay chẽn) là loại thường phục sử dụng trong đời sống hàng ngày và áo ngũ thân tay thụng (hay còn gọi là áo tấc, áo lễ) chỉ dùng trong các nghi lễ thuộc quan, hôn, tang, tế hay các dịp lễ hội lớn, ngày tết… 3.ÁO DÀI VƯƠNG TRIỀU NHÀ NGUYỄN – Từ thế kỷ XIX Trang phục của Triều Nguyễn được quy định chặt chẽ như các triều đại phong kiến trước và được đặt trong sự quản lý của Bộ Lễ. Áo dài được thêu hay dệt những hoa văn trang trí hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, hoa trái và bát bửu, màu ngũ sắc… bên trong có lớp lụa lót. Mùa Thu – Đông dùng các loại gấm đoạn và Xuân – Hạ dùng sa, vân. Vì mầu nhuộm của các loại vải dễ phai, nên không giặt mà chỉ được phơi nắng một năm mấy lần, rồi ướp thơm bằng trầm đặt trong tráp gỗ. Áo Nhật bình là loại triều phục dành cho bậc hậu, phi, cung tần và công chúa thời Nguyễn Nguồn gốc của áo Nhật bình là loại áo Phi phong của triều Minh, được triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm với những nét đẹp riêng. Áo có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản, hai vạt được cố định bằng dây buộc, khi mặc vào thì phần trước ngực được ghép lại thành một hình chữ nhật nên mới có tên là áo Nhật bình 4.ÁO DÀI CỔ CAO Từ năm 1950 – 1960 áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông. Cổ áo rất cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài gần đến mắt cá chân. Kiểu áo dài này tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và dáng vóc của người mặc 5.ÁO DÀI CỔ THUYỀN Từ thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX Kiểu áo dài cổ thuyền độc đáo của bà Trần Lệ Xuân – Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hoà từ 1958 đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà, điển hình là vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Khi mặc kiểu áo cổ thuyền có thể thấy rõ nét đẹp được tôn lên của bờ vai và cổ của người phụ nữ. Kiểu áo dài này cũng phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở miền Nam Việt Nam. |
||
Vải Thái Tuấn may áo dài | Được thành lập từ năm 1993, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn là thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm vải thời trang, thời trang may sẵn, phụ kiện thời trang, …. với công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Nhật Bản và Châu Âu.
Với định hướng trở thành Thương hiệu quốc tế cung cấp các sản phẩm thời trang toàn cầu phù hợp xu hướng của thời đại. Trong những năm gần đây, với sự đầu tư và cải tiến không ngừng, Thái Tuấn đã đa dạng hóa các dòng sản phẩm, đa dạng hóa phân khúc và đối tượng khách hàng, không ngừng hoàn thiện, không ngừng phát triển, góp phần đem đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm thời trang chất lượng. Các loại vải may áo dài của Thái Tuấn:– Vải áo dài học sinh Lencii: Vải Lencii cũng có độ rũ, mềm mại, co giãn và hút ẩm giúp cho các em nữ sinh thoải mái trong những giờ học. Đặc biệt với tính năng vượt trội kháng khuẩn bảo vệ sức khoẻ giúp ức chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hạn chế mùi khi mặc và khi chậm giặt.– Vải gấm (vải dệt hoa văn): Là loại vải với các hoạ tiết được dệt nổi trên bề mặt vải, Vải gấm Thái Tuấn đa dạng chủng loại, đa dạng họa tiết với nhiều sắc độ màu sắc khác nhau từ 1 sắc màu đến 5 sắc màu trên cùng 1 sản phẩm, mang đến sự nổi bật và ấn tượng cho người mặc. Vải luôn có độ co giãn nhẹ, ít nhăn giúp cho chiếc áo dài thêm thướt tha và tôn dáng.– Vải trơn Thái Tuấn: chất liệu vải trơn mềm, rũ nhẹ, mang lại nét đẹp dịu dàng và thanh lịch. Co giãn hút ẩm, đa dạng màu sắc là sự lựa chọn hàng đầu để may áo dài, vừa nhẹ nhàng mà lại không kém phần tinh tế.– Vải in digital với công nghệ in digital cao cấp giúp tạo ra những họa tiết sắc nét và sống động. Đây là công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế và rất thịnh hành trên thị trường thời trang trong những năm gần đây.– Vải lụa Tơ Tằm: được làm từ sợi tơ tằm thiên nhiên, Vải tơ tằm luôn đem lại cảm giác mềm mát, nhẹ nhàng. Đây là chất liệu được yêu thích khi may áo dài bởi sự thoải mái của chất liệu, sự óng ánh của bề mặt vải và sự sang trọng thời thượng cho người mặc.– Vải Thái Tuấn cao cấp (Thái Tuấn Premium) là chất liệu vải cao cấp được Thái Tuấn kết hợp từ nhiều công nghệ khác nhau như: dệt + in + đính đá hay handmade (thêu, vẽ) kết hợp tính năng kháng khuẩn và hương thơm với phiên bản giới hạn.Với nhiều dự án đã và đang trong giai đoạn sắp vận hành trong thời gian tới, Thái Tuấn sẽ tiếp tục chinh phục và khám phá nhiều lĩnh vực mới khác trong thị trường thời trang không chỉ tại Việt Nam mà còn từng bước vươn ra thế giới trong 1 tương lai gần.
|
|||
Kimono Nhật Bản | “Kimono” được ghép bởi “ki” (mặc) và “mono” (y phục), được thiết kế với những phong cách và họa tiết khác nhau, thường may thủ công hình chữ “T”, từ bốn mảnh vải riêng biệt với tên gọi tans và tied cùng một chiếc đai (tiếng Nhật: obi). Bên cạnh thiết kế đặc sắc, kimono được đánh giá cao bởi giá trị tượng trưng qua kiểu dáng, màu sắc, chủ đề và chất liệu. Khi kết hợp lại, chúng sẽ thể hiện phần nào cá tính người mặc. Những yếu tố ảnh hưởng tới kiểu dáng của Kimono là: giới tính, tình trạng hôn nhân và sự kiện. Con gái chưa lập gia đình sẽ mặc furisode (“tay dài”) tới một sự kiện trang trọng; ông chủ của một cửa hiệu sẽ mặc happi (một loại áo khoác) tới lễ hội. Họa tiết, biểu tượng và một vài chi tiết thiết kế khác thể hiện địa vị, đặc điểm tính cách, đức hạnh của người mặc. Chủ đề chính của kimono là tự nhiên, bao gồm: hoa lá, cây cỏ và chim muông. Chất liệu màu nhuộm cũng quan trọng. Người Nhật tin rằng thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa của trang phục. Như màu xanh, được chiết xuất từ cây chàm, thường được sử dụng điều trị vết cắn, nên mặc đồ xanh sẽ đuổi rắn rết, côn trùng. Chất liệu làm kimono là: lụa, vải lanh hoặc sợi gai. Ngày nay, người ta dùng cả sợi tơ nhân tạo, cotton hoặc vải pôliexte. Vào thời kỳ Heian (794-1185), kimono là trang phục đơn giản, dễ mặc, sử dụng phổ biến tại Nhật Bản, được ghép lại từ những mảnh vải cắt thẳng với kiểu dáng thích hợp với mọi vóc dáng. Tới thời kỳ Edo (1603-1868), trang phục có tên gọi kosode (nghĩa là “tay dài” vì hai cánh tay đã được thiết kế nhỏ hơn). Tất cả người dân Nhật Bản (không kể vị thế xã hội, tuổi tác, giới tính) đều có thể mặc. Một số người đã cải biến trang phục theo sở thích cá nhân. Đến giai đoạn Meiji (1868-1912), kosode trở thành kimono, được mặc chủ yếu bởi phụ nữ.
Ngày nay, kimono được biến hóa đa dạng. Những ý tưởng độc đáo và sáng tạo đã góp phần khẳng định giá trị truyền thống và vẻ đẹp của kimono. |
|||
Trà Việt | Nếu như Nhật Bản nổi tiếng với Văn hoá Trà Đạo được minh định bởi 4 vùng tuệ nghiệm: Hoà – Kính – Thanh – Tịch thì ở Việt Nam, Văn hoá trà Việt lại mang tính dung hợp và sự tiếp biến được thể hiện rõ nét trong văn hoá của Việt Trà Thức mà Thương hiệu Đôi Dép muốn tôn vinh và hiển dương.
Việt Trà Thức chính là sự gói gọn của bản sắc dân tộc về tính đa thức và niệm thức sâu sắc trong đối nhân xử thế của người Việt. Sự đa dạng của các kiểu thức trong thưởng trà của người Việt được thể hiện thông qua Ngữ Thức Việt Trà. Ngũ Thức Việt Trà chính là Đạo – Thần – Hồn, là bản sắc văn hoá thưởng trà của người Việt. Tuỳ vào đối tượng, bối cảnh, không gian, thời gian mà việc kết hợp giữa các thức được linh hoạt, không nhất thiết phải cứng nhắc theo hình thức nào: + Mộc thức: là kiểu uống trà phổ biến của người Việt khi không quá đặt nặng tính cầu kì của việc thưởng trà. Mộc Thức tượng trưng cho sự thuần chất của người Việt. + Văn thức: Là cách thưởng thức trà ở mức độ cầu kỳ, đòi hỏi người uống trà có sự am hiểu nhất định về trà, công dụng cụ trà cũng đòi hỏi đầy đủ, phức tạp hơn. Văn Thức tượng trưng cho tính thẩm mỹ và sự vi tế của người Việt. + Ngự thức: Cách thưởng trà cung đình dành cho vua chúa thời xưa và nay dùng trong các tiệc trà có tính chất ngoại giao, quan hệ quốc tế. Ngự thực tượng trưng cho giá trị tinh hoa của văn hoá trà Việt. + Tĩnh thức: Là cách thưởng trà hướng đến sự an tĩnh, giàu tính chiêm nghiệm, quay về bên trong. Tĩnh thức tượng trưng cho sự thuần khiết của tâm hồn người Việt. + Thư thức: Là cách thưởng trà kết hợp với việc đọc sách, thưởng lãm nghệ thuật, làm phonh phú trí tuệ và tâm hồn người Việt. Thư thức biểu trưng co trí tuệ của người Việt. Nghệ thuật pha trà và thưởng trà của văn hoá Trà Việt: Bước 1: Tráng ấm chén Tráng nước sôi để vệ sinh toàn bộ công dụng cụ pha trà, ngoài việc khử trùng tráng ấm chén còn giúp trà dễ bật lên hương vị tinh tuý nhất. Bước 2: Đong Trà. Cho trà vào ấm bằng công dụng cụ, lấy một lượng trà phù hợp với số người thưởng trà. Bước 3: Đánh thức trà. Rót nước sôi (90 – 95 độ C) vào sấp mặt trà, hãm trà trong 2 giây rồi chiết ra ngay giúp lá trà sẽ nở ra và tinh chất trà sẽ được giữ lại bền hơn. Bước 4: Pha trà. Cho nước đun sôi (90 – 95 độ C) vào ấm và hãm trà trong khoảng 1.5 phút (Tuỳ vào gu uống trà) để hương vị của trà được phát tiết. Sau lần pha đầu tiên, vị trà sẽ dần nổi bật. Bước 5: Thưởng trà. Thưởng trà như việc cảm nhận một môn nghệ thuật, kết hợp các giác quan để cảm ngộ thông qua: Hương – Sắc – Vị của phẩm trà. |
|||
Trà đạo Nhật | Ở Nhật Bản, nghệ thuật thưởng thức trà được gọi là “trà đạo” hay “tiệc trà”, là hình thức tiếp đón khách mời một cách trang trọng. Một buổi tiệc trà đầy đủ bao gồm một bữa ăn (chakaiseki) và hai phần trà (koicha và usucha) diễn ra trong khoảng 4 giờ. Dụng cụ pha trà gồm: bát để pha và uống trà, hộp đựng trà bột, chổi làm bằng tre dùng để khuấy trà, thìa tre để xúc trà. Chủ tiệc là người dẫn dắt câu chuyện trong bữa tiệc, đem đến sự thoải mái cho các khách mời.
Những dụng cụ cần thiết trong thưởng trà ① Ấm trà (Kama) Ấm nước bằng sắt để đun nước. Kích cỡ khác nhau theo mùa xuân hạ và thu đông. ② Gáo múc nước (Hishaku) Làm bằng tre, dùng để múc nước và nước nóng ra chén trà. ③ Chậu đựng nước (Kensui) Chậu đựng nước rửa chén trà sau khi uống, hay đựng nước không dùng nữa trong Temae. Chậu được làm bằng kim loại, gốm sứ, gỗ,. ④ Chén trà (Chawan) Chén đựng trà đề uống. Có nhiều loại tùy theo xưởng gốm hay nghệ nhân,. Người ta cũng dùng những chén trà có hình dáng đặc biệt theo mùa. ⑤ Hũ đựng trà (Cha-ire hay Natsume) Hũ đựng bột trà. Tùy theo loại trà được pha và Temae mà có nhiều loại hũ đựng trà khác nhau, như làm bằng sơn mài hay gốm,. ⑥ Hũ đựng nước (Mizusashi) Chất liệu đa dạng, kim loại, sứ, thủy tinh, gỗ,. Dùng để đựng nước sử dụng trong Temae. ⑦Muỗng múc trà (Chashaku) Muỗng múc bột trà. Được làm bằng tre, gỗ hoặc ngà voi,. Những phần chuyển màu của tre hay mắt tre cũng trở thành điểm nhấn ⑧Cây đánh trà (Chasen) Dụng cụ pha trà Matcha. Được làm từ tre, có một đầu trông như chiếc lồng đèn với nhiều cọng tre mảnh nhỏ, rất mềm nên không làm trầy xước chén trà. ⑨Khăn Chakin Khăn lau chén trà trước và sau khi pha trà. ⑩Khăn Fukusa Khăn lau hũ đựng trà, muỗng trà. |
|||
Nghệ thuật làm hoa vải Tsumami Nhật Bản | Tsumami là nghệ thuật gấp hoa Nhật Bản, phát triển vào thời kỳ Edo (1603- 1868), được làm từ những miếng lụa vuông gấp khéo léo thành các loại hoa trang trí, chủ yếu dùng cho trâm cài tóc, tôn thêm vẻ sang trọng cho người mặc kimono. Tsumami nổi tiếng từ năm 1901 (thời Minh Trị), Bộ Giáo dục đã ban hành sắc lệnh giáo dục thủ công cho phụ nữ và Tsumami được lan rộng như một nghề thủ công. Ngày nay, nó được đeo trong dịp Năm mới, lễ hội cho các bé gái 3 và 7 tuổi, lễ kỷ niệm Ngày trưởng thành và đám cưới.
Tsumami cũng phổ biến ở nhiều nước, dùng cho các phụ kiện hiện đại như hoa tai, trâm cài; sử dụng trong trang trí nội thất, sắp xếp bàn tiệc… |
|||
Sen Việt Ecolotus | Sen là loài hoa có vẻ đẹp mộc mạc, bình dị đã gắn bó sâu sắc với cuộc sống người Việt Nam trong văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, thơ ca… Với sự sáng tạo của những nghệ nhân và các làng nghề truyền thống, Ecolotus đã giữ vẻ đẹp tự nhiên của sen bằng công nghệ sấy khô, tạo ra những sản phẩm đặc biệt từ sen có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như: thời trang, du lịch, nội thất…
Hoa sen là loài thực vật thuỷ sinh, mọng nước và cánh hoa dễ gãy rụng, nên đội ngũ nghiên cứu của Ecolotus đã chuẩn hoá riêng công thức và quy trình cho hoa sen. Hoa sen sau khi được xử lý và sấy khô vẫn giữ nguyên được hình sáng cánh hoa, độ căng mịn và độ mềm mại của sen. Hoa sen sấy khô Ecolotus có thể sử dụng được thời gian dài (trung bình từ 3 – 6 tháng trong điều kiện tốt) mà không cần chăm sóc, tưới nước. Công nghệ sen sấy khô là quy trình kéo dài tuổi thọ cho sen, là phương pháp độc quyền của Ecolotus. Sấy khô là phương pháp thay thế nhựa sống của hoa bằng những hợp chất nhựa sống nhân tạo, sau đó được tái tạo lại màu sắc và sấy khô hoa. Những hợp chất “nhựa sống nhân tạo” là những hợp chất thường được dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Công nghệ mang đến sự an toàn cho người sản xuất, cho người dùng và thân thiện với môi trường. Tác phẩm cụ thể: – Bức tranh 3D “Sếu gọi bầy”/“Vươn cánh”/“Sánh đôi”, kích thước 30 x 40 cm, được làm thủ công từ lá và hoa sen được sấy khô, tạo hình đôi chim sếu đang sải cánh giữa cánh đồng sen. Bộ lông của đôi chim được cắt ghép từ những cánh hoa sen trắng muốt. Theo quan niệm phong thủy, sếu tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và bình an. Bức tranh 3D không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn góp phần tạo nên một không gian sống hài hòa, cân bằng âm dương. – Bức tranh 3D “Sếu gọi bầy”/“Vươn cánh”/“Sánh đôi”, kích thước 40 x 60 cm, được làm thủ công từ lá và hoa sen được sấy khô, tạo hình đôi chim sếu đang sải cánh giữa cánh đồng sen. Bộ lông của đôi chim được cắt ghép từ những cánh hoa sen trắng muốt. Theo quan niệm phong thủy, sếu tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và bình an. Bức tranh 3D không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn góp phần tạo nên một không gian sống hài hòa, cân bằng âm dương. – Tranh 3D hoa sen, kích thước 56 x 90 cm, bức tranh 3D được làm từ hoa, lá sen thật, sấy khô bằng công nghệ hiện đại, giữ lại màu sắc và các đường nét chân thật của hoa, lá, tái hiện cánh đồng sen thu nhỏ vào không gian sống động ở mọi góc nhìn. – Nón lá ốp lá sen: đường kính 40 cm, sử dụng lá sen ốp lên bề mặt của nón lá chất liệu lá buông truyền thống. Lá sen với bề mặt rộng, gân lá nổi bật, 6 màu sắc đa dạng, được xử lý qua quy trình đặc biệt để đảm bảo độ bền, sử dụng chất tạo màu an toàn cho người dùng. Việc kết hợp lá sen vào nón lá tạo nên sự hài hòa, tinh tế, tôn vinh nét đẹp truyền thống và mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nón lá ốp lá sen không chỉ sử dụng để che nắng, mưa mà còn là món quà, phụ kiện thời trang, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của người phụ nữ. – Túi vải lá sen Ecolotus: chất liệu sợi đay tự nhiên, không nhuộm màu. Túi có tay cầm êm, không gây cảm giác đau tay khi xách, đính kèm họa tiết lá sen được sấy khô theo công nghệ hiện đại, giữ trọn hương sắc, đường nét trong từng sản phẩm. Họa tiết tự nhiên của lá sen tạo ra chiếc túi “độc bản”. Kích thước: 30 x 34 x 17 cm. Màu sắc (theo họa tiết lá sen): Vàng – Cam, Xanh lá – Xanh dương. |
|||
Con rối Việt Nam | Múa rối đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 1000 năm. Nét đặc trưng của múa rối là nghệ thuật tạo hình con rối. Nghệ nhân sử dụng các dụng cụ và vật dụng hàng ngày để tạo ra các con rối mô phỏng câu chuyện cổ tích và đời sống xã hội. Với gỗ, vải, giấy… nghệ nhân tạo ra thể loại Rối nước, Rối que, Rối dây, Rối mặt nạ… Nhân vật rối mang tính ước lệ, tượng trưng, không theo khuôn mẫu mà dựa trên kịch bản. Con rối không làm to, khoảng 50cm đến 75cm. Tạo hình con rối theo truyền thống tạc tượng dân gian, có nhiều tạo hình nhân vật: thần linh, linh vật, anh hùng dân tộc… Con rối từ đầu đến thân được tạc liền trên một khúc gỗ, chân, tay được gắn vào thân bằng chốt gỗ, tạo động tác cử động cho rối.
Một số con rối được trưng bày tại Nhà hữu nghị Việt – Nhật: – Chú Tễu: được làm to hơn các con rối khác, cao 75cm, tóc trái đào, khoảng 7 – 8 tuổi. Chú Tễu có thân hình tròn trĩnh, da trắng hồng, luôn cười. Chú đóng khố để lộ bộ ngực và bụng phệ. Tay vung vẩy, đầu quay nghiêng ngửa khi trêu trọc khán giả. Trong tiếng Nôm, “Tễu” nghĩa là “tiếng cười”. Trong vở diễn, Tễu là người mở màn, bình luận, kể chuyện, chỉ trích quan lại tham nhũng. Ở một số phường rối, Tễu là nhân vật phất cờ hoặc châm pháo; là mõ làng hay giúp đỡ các cụ già – Ông/anh nông dân: cao 50cm, thể hiện sự bình dị và gần gũi. Dáng vóc phản ánh cuộc sống vất vả. Khuôn mặt thường có nét hiền hòa, phúc hậu, thể hiện sự chăm chỉ, chất phác. Đôi mắt to, biểu cảm tươi vui, hóm hỉnh. Nhân vật thường mặc trang phục truyền thống như áo nâu, quần xắn, áo bà ba có màu sắc trung tính. Người nông dân có thể cầm theo các vật dụng liên quan đến nghề nông (cuốc, cày), để tạo thêm chiều sâu cho nhân vật. Trong vở diễn, nhân vật nông dân thường thể hiện những động tác đơn giản, biểu cảm sự chăm chỉ, cần mẫn, đôi khi là những tình huống hài hước khi tương tác với các nhân vật khác. – Người đàn ông khác (úp nơm, chèo thuyền, cất vó): kích thước 50cm, đóng khố, cởi trần. – Bà/cô nông dân: kích thước 50cm, mặc yếm sồi và váy hoặc mặc áo cánh kiểu cổ, xẻ vạt giữa hoặc vạt chéo, thắt hầu bao hoặc thắt lưng, váy và quần thường ngắn. – Con cá/ đàn cá: được tạo hình với thân hình dài, thuôn, có các vây và đuôi lớn để thể hiện sức sống. Màu sắc có thể là vàng óng, xanh lá hoặc các màu sắc nổi bật khác, làm cho con cá trở nên rực rỡ dưới ánh đèn và mặt nước. Khi điều khiển, nghệ nhân làm cho cá di chuyển nhẹ nhàng, bơi qua lại, nhảy vọt lên mặt nước hoặc lượn vòng quanh. – Con trâu: Thân trâu được làm dài và hơi cong ở phần lưng để tạo sự khỏe khoắn. Đầu trâu được tạo hình với đôi sừng cong, mắt tròn, và miệng rộng. Mắt có thể được làm từ thủy tinh hoặc sơn màu để thêm phần sinh động. Sừng được uốn cong, có kích thước lớn. Các chân của trâu nối với cơ thể bằng các khớp linh hoạt để tạo ra chuyển động. Chân trâu được làm chắc chắn và có thể điều khiển để tạo ra các động tác đi, đứng hoặc cúi đầu. Đuôi trâu được làm từ các vật liệu nhẹ như tre hoặc dây, có thể uốn cong hoặc xoay để thể hiện chuyển động của con trâu, đặc biệt khi trâu đi qua lại hoặc dừng lại. Con trâu thường có màu sắc đơn giản như nâu, đen hoặc xám, phản ánh màu sắc tự nhiên của trâu trong đời sống. Đôi khi, trâu có thể được trang trí thêm những chi tiết như dây cương hoặc vòng tay, để thêm phần sinh động và có thể tạo ra nét riêng biệt cho từng con trâu. – Rồng phun lửa, nước: được đục, đẽo từ gỗ sung, loại gỗ nhẹ, không thấm nước, tạo hình mang dáng dấp của điêu khắc đình làng, cùng với nghệ thuật sơn mài khéo léo, tinh tế. Để tạo hình rồng phun lửa, nước, miệng rồng được chế tác rỗng đủ để đưa quả pháo được nhồi thuốc thật chặt và có tính toán sao cho khi đốt lửa, dìm xuống nước không bị tắt; kèm một cái bơm để hút nước, như xi lanh, ngụp xuống nước thì hút nước, ngẩng lên thì bơm ra. Như thế con rồng vừa phun lửa, vừa phun nước, vừa dìm xuống nước rồi bay lượn lên không. |
|||
Búp bê Nhật Bản | Búp bê rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, không chỉ là đồ lưu niệm, mà còn được trưng bày trong nhà và sử dụng trong các lễ hội. Búp bê trong tiếng Nhật là ningyo, thường được làm dưới nhiều hình dạng và kích cỡ, thể hiện mong muốn hạnh phúc và may mắn cho những ai sở hữu nó. Một số đại diện cho các nhân vật lịch sử, được sử dụng trong những dịp lễ đặc biệt, hoặc làm quà tặng,… Để hoàn thiện một con búp bê thường cần từ 20- 30 người, mỗi người sẽ chuyên trách từng công đoạn khác nhau trong thời gian từ vài tháng cho tới vài năm.
Có 9/12 loại búp bê truyền thống được trưng bày tại Nhà hữu nghị Việt – Nhật: 1. Búp bê Hina Búp bê Hina thường được sử dụng trong Lễ hội búp bê Hinamatsuri (Ngày của các bé gái), được tổ chức vào ngày 03/3. Trong lễ hội, các gia đình có con gái sẽ cầu nguyện cho con gái họ có hôn nhân hạnh phúc và tương lai thịnh vượng. Nhiều gia đình sẽ trưng bày búp bê trang trí, được gọi là búp bê Hina, trên những chiếc bục phủ vải đỏ. Búp bê Hina mặc quần áo từ thời Heian (794 – 1185), đại diện cho Hoàng đế, Hoàng hậu và các thành viên khác của tầng lớp quý tộc cầm quyền. Sự kiện này cũng được tổ chức tại các đền thờ trên khắp Nhật Bản, như sự kiện Nagashi Bina được tổ chức tại Ðền thờ Shimogamo ở Kyoto. Trong sự kiện Nagashi Bina, một cặp đôi mặc trang phục thời Heian cầu kỳ đặt những con búp bê Hina nhỏ xuống dòng suối gần đó; một nhóm khán giả sau đó cũng làm như vậy. Mục đích của nghi lễ là truyền cho những con búp bê sức mạnh bảo vệ các bé gái khỏi những linh hồn xấu xa. 2. Búp bê Kyoto Còn được gọi là Kyo Ningyo, búp bê Kyoto được chế tác bằng kỹ thuật thủ công truyền thống, là sản phẩm được tạo nên từ sự hợp tác giữa các nghệ nhân lành nghề nhất trong vùng. Mỗi bộ phận của búp bê được tạo ra bởi một nghệ nhân chuyên biệt: một người làm chân và tay, một người làm đầu và tóc, quần áo sẽ do một nghệ nhân dệt may thực hiện. Quá trình chế tác khá phức tạp nên búp bê Kyoto khá đắt tiền, nhưng rất bền, tồn tại lâu dài và thường trở thành vật gia truyền được nâng niu trong gia đình. 3. Búp bê Kokeshi Có nguồn gốc từ vùng đông bắc Nhật Bản, vẻ đẹp của búp bê Kokeshi nằm ở sự đơn giản, tinh tế. Nhờ thiết kế phổ biến, hình dáng bền bỉ và gu thẩm mỹ tối giản, đặc trưng của Nhật Bản, những con búp bê này là những món quà lưu niệm hoặc đồ trang trí tinh tế. Các nhà sử học cho rằng hóa thân đầu tiên của búp bê Kokeshi được chế tác trong vùng Tohokutrong, thời kỳ Edo (1603 – 1868). Búp bê Kokeshi có nhiều biến thể, nhưng vẫn giữ những đặc điểm chung như: không có tay chân, cơ thể được trang trí bằng những bộ quần áo hoa. Chúng thường được vẽ bằng mực đỏ và đen, có các điểm nổi bật màu vàng, tím, xanh lam và xanh lục. Một số mẫu có phần tóc được tạo ra từ một khối gỗ riêng biệt, số khác đơn giản hơn thì phần tóc được sơn lên.Tuy không còn phổ biến như trước đây, nhưng búp bê Kokeshi vẫn được biết đến rộng rãi thông qua trò chơi điện tử và máy chơi game Nintendo. Nhà phát trò chơi này đã lấy cảm hứng từ búp bê Kokeshi để tạo nên Miis, hình đại diện kỹ thuật số của Nintendo. 4. Búp bê Daruma Trong tất cả các loại búp bê truyền thống của Nhật Bản, Daruma có lẽ là loại búp bê nổi tiếng nhất. Chúng được coi là biểu tượng của may mắn và thường được mua trong dịp Năm Mới, Daruma được mô phỏng theo chân dung thần thoại của Bồ Ðề Ðạt Ma, người sáng lập Thiền tông. Hình vẽ hình quả trứng với khuôn mặt giận dữ, không có tròng đen, kỳ quái của chúng nhắc nhở chủ nhân của con búp bê về tầm quan trọng của sự kiên trì – một khái niệm có liên quan chặt chẽ với các hệ thống tín ngưỡng khổ hạnh phương Ðông. Khi ai đó mua một con búp bê Daruma, họ sẽ thành tâm cầu nguyện một điều gì đó hoặc chọn một mục tiêu mà mình quyết tâm đạt được, sau đó tô tròng đen mắt trái. Một khi lời cầu nguyện hoặc mục tiêu đã đạt được, thì họ sẽ tô đen mắt còn lại. 5.Búp bê Gogatsu Tango-no-Sekku là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 05/5 dành cho các bé trai. Trong Ngày của các bé trai, các gia đình có con trai sẽ trưng bày những con búp bê Gogatsu hay Gogatsu ningyo. Gogatsu ningyo có nghĩa là búp bê chiến binh, được trang trí mũ, áo giáp Samurai với vũ khí, như kiếm, cung tên đặt ở hai bên. Lễ hội bắt nguồn từ một nghi thức có từ 1.200 năm trước, ban đầu người ta cúng dường rễ cây xương bồ ngọt để xua đuổi tà ma, sau dần thành Ngày của các bé trai. Các gia đình cầu nguyện cho sự thành công của con trai họ trong các trận chiến tương lai. Ngày nay, trong lễ hội, mọi người cầu nguyện các vị thần mang đến thành công và may mắn cho con cháu của họ trong cuộc sống. 6.Búp bê Kimekomi Mặc trang phục dệt may truyền thống của Nhật Bản và thường được miêu tả với những nét mặt thanh nhã, búp bê Kimekomi được tìm thấy trong các cửa hàng quà tặng và xưởng thủ công chuyên dụng trên khắp Nhật Bản. Thuật ngữ Kimekomi, dùng để chỉ quần áo, là một kỹ thuật thủ công được tạo ra ở Kyoto vào đầu những năm 1700 và được tiếp tục hoàn thiện trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Kỹ thuật này bao gồm việc cắt các hoa văn vào xốp cứng hoặc gỗ mềm, sau đó nhét các lớp vải vào các vết cắt trước khi dán lên búp bê, có thể hiểu là kỹ thuật bọc vải vào gỗ. Bên cạnh việc dùng để trang trí, giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật, búp bê Kimekomi còn có mối liên hệ chặt chẽ với Ðền Kamigamo ở Kyoto, nơi mà những nghệ nhân đầu tiên đã chế tác ra chúng. 7.Búp bê Kintaro Kintaro có nghĩa là “Cậu bé vàng”, là một nhân vật nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Một đứa trẻ có sức mạnh thần thánh, cậu bé đã xuất hiện trong nhiều vở kịch Kabuki và Bunraku qua nhiều thế kỷ và thường được miêu tả trong hình dạng búp bê. Búp bê Kintaro có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm gỗ, gốm sứ, đất sét, nhựa. Sơn và chỉ cũng sẽ được thêm vào để tạo màu, tóc và quần áo cho búp bê. Ở dạng tượng nhỏ, Kintaro thường được tạo hình với thân hình mũm mĩm ở tuổi vị thành niên và mái tóc đen dài, ăn mặc theo phong cách truyền thống của Nhật Bản. Cậu cũng mặc một chiếc áo lá màu đỏ và vàng, một tay cầm rìu chiến và tay kia cầm một con cá chép. Kintaro thường được xuất hiện trong Ngày của các bé trai với hy vọng rằng chú sẽ giúp các cậu bé lớn lên trở thành những người đàn ông mạnh mẽ và anh hùng. 8.Búp bê Gosho Búp bê Gosho, còn được gọi là Gosho Ningyo, là những bức tượng nhỏ, xinh xắn có lịch sử 400 năm. Khi xuất hiện trong tác phẩm của các nghệ nhân bậc thầy ở Kyoto, chúng trở thành quà tặng phổ biến cho các Daimyo (“lãnh chúa phong kiến”), những người đã đến thăm thành phố (lúc đó là thủ đô của Nhật Bản). Búp bê Gosho là trò chơi của trẻ em và được cho là mang lại may mắn cho chủ nhân của chúng. Phong cách đặc biệt của búp bê Gosho là sự kết hợp giữa các đặc điểm của tuổi thiếu niên ở trang phục, cơ thể với đặc điểm giống như người lớn ở khuôn mặt, gợi nhớ đến những chiếc mặt nạ mà các diễn viên đeo trong các buổi biểu diễn kịch Noh. Thường tạo dáng với các đạo cụ và đồ vật, mỗi con búp bê Gosho mang một ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như sự tôn kính, niềm vui, niềm hân hoan và sự may mắn. 9.Búp bê Karakuri Búp bê Karakuri là bức tượng nhỏ cơ khí hoặc máy tự động được tạo ra lần đầu tiên trong thời kỳ Edo, có thể coi là tiền thân của robot thông minh Nhật Bản. Thuật ngữ Karakuri có nghĩa là “cơ giới” hoặc “máy móc”. Thoạt nhìn, búp bê Karakuri trông giống một búp bê trang trí thông thường. Tuy nhiên, chúng có một cơ chế bí mật, được triển khai thông qua chuyển động của các đòn bẩy nhỏ bên trong do áp lực tác động từ bên ngoài. Ví dụ: một con búp bê đứng yên đang cầm một chiếc đĩa hướng ra ngoài bằng cả hai tay, sau đó nó sẽ di chuyển về phía trước khi nhận một bát trà trên đĩa. Các loại búp bê Karakuri phổ biến là Chahakobi Ningyo (búp bê phục vụ trà), Dangaeri Ningyo (Búp bê đi cầu thang), Yumihiki Doji (Búp bê bắn cung), Shinadama Ningyo (Búp bê pháp sư),… 10. Búp bê Hakata: Búp bê Hakata ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, chế tác từ sứ không tráng men. Ban đầu, búp bê Hakata được dùng làm quà tặng cho các ngôi chùa ở địa phương và Kuroda Nagamasa – là lãnh chúa của Hakata sau này. Ngày nay, những bậc thầy am hiểu nghệ thuật làm búp bê không còn nhiều và hầu hết họ đều phải luyện tập nhuần nhuyễn các kỹ năng làm búp bê từ khi còn rất trẻ. Để hoàn thành một búp bê Hakata, một nghệ nhân mất khoảng 3 tuần để chế tác. Đầu tiên, nghệ nhân dùng dao và bay để tạo hình nhân vật từ đất. Phần bên trong thường được làm rỗng để sản phẩm nhẹ hơn. Khắc xong sẽ được đem đi phơi khoảng 10 ngày và sau đó đem nung ở 900oC trong vòng 8 tiếng. Cuối cùng, búp bê sẽ được trang trí màu sắc từ nguyên liệu thực vật. Búp bê Hakata nổi tiếng với vẻ đẹp thanh lịch, trau chuốt đến từng công đoạn nhỏ. Có nhiều sản phẩm được sản xuất đại trà nhưng cũng có những sản phẩm chỉ làm một cái và rất độc đáo. Búp bê Hakata thường lấy cảm hứng từ các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và nghệ thuật bijin như: các sumo, samurai, cô gái đẹp, nhân vật kịch noh, diễn viên kịch kabuki, nhân vật tôn giáo và trẻ em. Để tác phẩm thêm phần quý giá và đặc biệt, nghệ nhân sử dụng bột vàng và bạc để trang trí cho búp bê. Hầu hết các dụng cụ để làm Hakata đều là vật dụng cổ truyền, một số nghệ nhân còn sử dụng răng cá hoặc răng chó để chà vàng cho sáng. Có những búp bê giá cả triệu yên Nhật. Tháng 7 mỗi năm, để phục vụ cho lễ hội Hakata Gion Yamakasa (kéo dài 15 ngày), các nghệ nhân sẽ làm nhiều búp bê Hakata với kích thước lớn. Vào ngày 01/7, các xe hoa kazariyamakasa có chiều cao 16 mét sẽ được các nghệ nhân trang trí một hoặc nhiều búp bê Hakata tuyệt đẹp. Lễ hội sẽ bắt đầu lúc 4 giờ 59 phút ngày 15/7, có 7 đội, mỗi đội bao gồm 30 người đàn ông gánh các xe hoa lên vai và chạy đua trên phố, đội nào chạy nhanh nhất sẽ chiến thắng. |
|||
Thơ Lục Bát Việt Nam |
Thơ lục bát là thể thơ quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam, thường được dùng trong ca dao, dân ca, truyện thơ Nôm cổ. Thể thơ có độ dài ngắn không nhất định, nhưng luôn bắt đầu bằng câu sáu và kết thúc bằng câu tám. Dạng thức tồn tại của thể thơ này là có từng cặp hai câu, câu trên 6 chữ (câu lục), câu dưới 8 chữ (câu bát), vì thế được gọi là thể thơ lục bát (hoặc thơ 6/8). Trước khi đạt tới hình thức 6/8, có khi số chữ trong câu ít hơn hoặc nhiều hơn 6 – 8 chữ, cách gieo vần có khi không chính xác, vì đa phần thơ lục bát do nhân dân sáng tác. Tuy vậy, cách hiệp vần không thay đổi, dù số chữ có thay đổi nhưng nhịp điệu của câu thơ vẫn là nhịp điệu lục bát. Cách làm thơ lục bát khá đơn giản, chỉ cần nắm được các quy tắc: cách gieo vần, luật bằng trắc và một số biến thể là có thể sáng tác được một bài thơ. | |||
Thơ Haiku Nhật Bản | Thơ Haiku được ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867). Thơ Haiku bắt nguồn từ những bài Renga có tính trào phúng nhưng dần dần mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thơ Haiku là loại thơ ngắn nhất thế giới, bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết được sắp thành 3 dòng theo trình tự là 5-7-5, vì tiếng Nhật gồm nhiều chữ đa âm nên 17 âm tiết chỉ gồm 7- 8 chữ, không bao giờ quá 10 chữ. Yếu tố cơ bản trong thơ Haiku cổ điển là phải có mùa và quý ngữ “Kigo” nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ “xuân, hạ, thu, đông” mà dùng từ “hoa anh đào”, “cành khô”, “lá vàng”, “tuyết trắng”… để chỉ các mùa) và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Về nội dung, luật cơ bản trong thơ Haiku là không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ Haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó. Sự kiện này có thể liên kết hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người khác nghĩ đến cùng một lúc. Thơ Haiku thường đưa ra 2 hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn. Nhà thơ không giải thích về sự liên kết giữa 2 hình ảnh này, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất của nó. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ, cảm giác bỡ ngỡ với mọi thứ. Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức, gợi ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc, để người đọc tự suy diễn, cảm nhận. |